Việt Nam - Lào hợp tác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật |
Mở rộng việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID |
Giải đáp câu hỏi của kiều bào, Trung tá Nguyễn Thành Phương (Phòng PC06, Công an TP.HCM) cho biết: kiều bào trở về Việt Nam, muốn đăng ký cư trú hay được cấp căn cước thì điều kiện tiên quyết là phải còn quốc tịch Việt Nam.
Theo Trung tá Nguyễn Thành Phương, Luật Quốc tịch đã quy định nếu không còn quốc tịch Việt Nam thì là người nước ngoài. Người nước ngoài muốn đăng ký thường trú tại Việt Nam, phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 39 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người Việt Nam ở nước ngoài. Đó là (1) có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước; (2) nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam; (3) được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh; (4) người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Kiều bào tham dự Tọa đàm về một số quy định pháp luật hiện hành liên quan đến đăng ký căn cước, công tác tư pháp - hộ tịch và các quy định pháp luật khác cho người Việt Nam ở nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. |
Trường hợp kiều bào quay về Việt Nam và còn quốc tịch sẽ được sẽ được áp dụng theo luật đối với công dân Việt Nam. Trong đó, khi nhập cảnh vào Việt Nam phải đủ điều kiện về chỗ ở hợp pháp được quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú mới được đăng ký thường trú.
Điều 20 quy định có sáu chỗ ở hợp pháp. Cụ thể, chỗ ở hợp pháp thuộc sở hữu của công dân; chỗ ở hợp pháp thuộc sở hữu của người khác mà không phải của kiều bào; chỗ ở hợp pháp là thuê, mượn, ở nhờ thì được đăng ký thường trú nếu chủ sở hữu đồng ý; các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; cơ sở trợ giúp xã hội; tàu thuyền, các phương tiện khác dùng để sinh sống.
Tại Tọa đàm, nhiều thắc mắc về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến đăng ký căn cước, công tác Tư pháp - hộ tịch và các quy định pháp luật liên quan khác cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài cũng đã được đại diện Sở Tư pháp và Công an TP.HCM thông tin, giải đáp đến kiều bào. Qua đó, giúp cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nắm rõ hơn các quy định pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính khi trở về nước. Đồng thời, góp phần tăng cường sự kết nối, hỗ trợ và hiểu biết lẫn nhau, hướng đến việc giải quyết hiệu quả các vấn đề pháp lý mà người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm.
Thủ tướng mong mỗi kiều bào luôn là một đại sứ của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc |
Kiều bào có thể tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự trên không gian số |