Đề xuất được thông qua với 22 phiếu thuận và 13 phiếu chống, theo đó cho phép phá thai trong trường hợp bị hãm hiếp hoặc nếu cuộc sống của thai phụ gặp nguy hiểm, cũng như khi thai nhi có khuyết tật ảnh hưởng đến tính mạng. Hiện, quyết định cuối cùng sẽ được Tòa án Hiến pháp thông qua.
Phát biểu sau đó, Bộ trưởng Phụ nữ và Bình đẳng giới Chile Claudia Pascual cho hay: "Chúng tôi rất hài lòng và chúng tôi đã đưa ra các giải pháp thay thế, chăm sóc sức khỏe an toàn cho tất cả phụ nữ".
Cho đến nay, Chile vẫn nằm trong nhóm nhỏ các quốc gia bảo thủ cấm phá thai trong mọi trường hợp, bao gồm Cộng hòa Dominican, El Salvador, Gabon, Haiti, Malta, Nicaragua, Philippines và Senegal.
Người biểu tình Chile phản đối quy định cấm phá thai hiện hành
Ở quốc gia bảo thủ sâu sắc này, việc nới lỏng lệnh cấm phá thai là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Michelle Bachelet, nữ lãnh đạo đầu tiên của Chile. Từ năm 2015, bà Bachelet đã tích cực vận động lật đổ lệnh cấm được ban hành năm 1989 dưới thời chế độ độc tài Pinochet.
Bà Bachelet, một bác sĩ nhi khoa có tiếng đồng thời là chủ tịch đầu tiên của Phụ nữ Liên Hợp Quốc - tổ chức Liên Hợp Quốc vì Bình đẳng Giới và Nâng cao vị thế Phụ nữ, từng cam kết sẽ thay đổi quy định hiện hành trước khi mãn nhiệm vào tháng 3/2018.
Cho tới trước khi bị thay đổi dưới thời Pinochet, trong khoảng 50 năm, việc phá thai được luật pháp Chile quy định rõ: có thể thực hiện trong trường hợp nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ hoặc khi thai nhi không còn nữa. Tuy vậy, theo luật hiện hành, người phá thai có thể bị phạt tới 5 năm tù.
Tổng thống Chile Michelle Bachelet ủng hộ thay đổi quy định về phá thai
Theo dự luật mới, người mang bầu khi bị hãm hiếp được phép phá thai cho tới khi thai nhi được 12 tuần tuổi. Đối với trẻ dưới 14 tuổi, họ có thể phá thai khi thai nhi được 14 tuần.
Trong trường hợp một cô gái bị chính cha mình cưỡng hiếp, người quyết định cho phép phá thai hay không sẽ là thẩm phán hoặc người giám hộ. Nếu nạn nhân trong độ tuổi 14 - 19, mong muốn phá thai của cô ấy phải được thông báo tới thành viên trong gia đình.
Theo thượng nghị sĩ Carolina Goic, việc nới lỏng quy định tập trung vào các bé gái và phụ nữ trẻ - những đối tượng thường xuyên bị cưỡng bức tại nhà riêng bởi người thân. "Đây là một trong những vướng mắc khó nhất" - bà Goic nhấn mạnh.
Hồng Anh
Nguồn bài viết : GIẢI Đá gà Tre MỚI nhất