Mỹ điều loạt 'sát thủ săn ngầm' tới Biển Đông giám sát Trung Quốc? |
Tin tức thế giới hôm nay (26/6): 75.000 khách sạn Ấn Độ từ chối đón khách Trung Quốc |
Mỹ xác định Huawei và 19 công ty được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn |
Lính Ấn Độ đứng gác tại đường cao tốc Srinagar-Ladakh tại Gagangeer hôm 18/6. Ảnh: AP |
Nhiều chuyên gia chiến lược đang chờ đợi viễn cảnh Ấn Độ tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ trong bối cảnh mối quan hệ Trung – Ấn đang bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc đụng độ ở biên giới, song thực tế cho thấy New Delhi không có nhiều sự lựa chọn, ông Mehta nhận định.
Đây là thời khắc kỳ lạ trong quan hệ toàn cầu khi có nhiều nước cùng nhận thấy thách thức chung đến từ Trung Quốc, tuy nhiên khó có khả năng tất cả cùng phối hợp, theo ông Mehta.
Hãy nhìn cách mà thế giới phản ứng với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI). “Nhiều quốc gia đang vật lộn với những khoản nợ nần khi tham gia vào BRI. Nhiều khoản vay từ Trung Quốc đã trở thành “chiếc cùm quanh cổ” đối với các nước. Tuy nhiên rất khó để cộng đồng quốc tế có thể giang tay giúp đỡ những nước này để thoát khỏi sự phục thuộc tài chính vào Trung Quốc. Tương tự như vậy, hiện nay nhiều mối quan tâm đổ về các xung đột nơi biên giới trong lĩnh vực an ninh và không gian mạng", ông Mehta viết.
“Quan hệ quốc tế được hình thành trong bối cảnh hình mẫu của một quốc gia có sự phát triển. Ví dụ mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể bắt nguồn từ nỗ lực chiến lược nhằm tạo ra sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Bang Xô- viết trước đây. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ, mối quan hệ này được duy trì không phải bởi logic chiến lược, mà bởi logic của nền kinh tế chính trị phát triển ở cả Mỹ và Trung Quốc, nơi họ phụ thuộc lẫn nhau”, theo ông Mehta.
Sự thu xếp giữa Mỹ và Trung Quốc trong mối quan hệ này chủ yếu có lợi cho các doanh nghiệp lớn ở Mỹ.
Trong những năm gần đây, tính hợp pháp về mặt chính trị của mô hình phát triển này đã được các chuyên gia cảnh báo.
Câu hỏi đặt ra là liệu nhu cầu phát triển của Ấn Độ có phù hợp với mô hình phát triển mới nổi của Mỹ hay không.
Mehta kết luận: "Chúng ta đang ở trong một thế giới đầy nghịch lý, khi nhu cầu chiến lược của các quốc gia còn lại trong việc sát cánh với nhau trước Trung Quốc tăng cao chưa từng có, song mong muốn tiến tới sự phối hợp chung lại tụt dốc thê thảm. Về cơ bản, rất ít quốc gia chứng minh lời nói của mình bằng hành động”.
Xung đột ở vùng biên giới Trung - Ấn bùng lên sau khi sau khi Trung Quốc tăng cường lực lượng và triển khai xây dựng trong khu vực, và đặc biệt là tăng mật độ các cuộc tuần tra dọc Đường Kiểm soát thực tế (LAC), biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia và là nơi giới cầm quyền quân sự luôn nhận thức được nguy cơ leo thang căng thẳng. Cuộc chạm trán gây thương vong cho cả hai bên đã dến đến làn song "tẩy chay" hàng Trung Quốc tại Ấn Độ và một loạt những phát ngôn qua lại chĩa mũi nhọn về nhau giữa giới chức hai bên trên báo chí. |
Tin tức thế giới hôm nay (26/6): 75.000 khách sạn Ấn Độ từ chối đón khách Trung Quốc Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng nhất hôm nay (26/6): Hiệp hội khách sạn Ấn Độ không đón khách ... |
Ấn Độ mua hàng chục chiến đấu cơ Nga giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc Ấn Độ sẽ mua hàng chục máy bay chiến đấu gồm máy bay MiG-29 và Sukhoi trong một hợp đồng ký kết với Nga có ... |
Báo Ấn Độ: 43 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc đụng độ biên giới 43 binh sĩ Trung Quốc thương vong trong cuộc xung đột hôm 15/6 tại Thung lũng Galwan tỉnh Ladakh, ANI dẫn một nguồn tin giấu ... |
Nguồn bài viết : da88