Liên hợp quốc cắt giảm hoạt động nhân đạo trên toàn cầu

2025-01-17 19:49:33
Việt Nam tích cực tham gia giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực và cứu trợ nhân đạo
Từ ngày 21 đến 23/6/2023, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), đã diễn ra Khóa họp Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) về các hoạt động hỗ trợ nhân đạo năm 2023. Các phiên thảo luận bàn về giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và nguy cơ xảy ra nạn đói trên thế giới.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo
Ngày 26/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (Hội) trong tình hình mới với nhiều thay đổi trong chính sách nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo.

Khủng hoảng nhân đạo gia tăng

Bất chấp nỗ lực không ngừng của các nước và tổ chức quốc tế, nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo trên thế giới vẫn chưa được giải quyết.

Phát biểu trước Ủy ban Xây dựng hòa bình Liên hợp quốc và Quỹ Xây dựng hòa bình, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 Csaba Korosi nhấn mạnh, 27 điểm nóng xung đột vũ trang trên thế giới đang hàng ngày cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội. So với 20 năm trước, số quốc gia phải cùng lúc trải qua nhiều cuộc chiến tranh và xung đột đã tăng gấp 3 lần.

Ông Carl Skau - Phó giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cũng nhấn mạnh, xung đột, mất an ninh, biến đổi khí hậu, lạm phát giá lương thực... là nguyên nhân chính gây ra nạn đói trầm trọng trên toàn cầu. "Tất cả đều xảy ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế", ông nói.

Ông Carl Skau - Phó giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP)

Nhu cầu nhân đạo đã tăng vọt vào năm 2021 và 2022 do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, đồng thời do tác động toàn cầu từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.

WFP cho biết cuộc khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng vẫn tiếp diễn với 345 triệu người chịu cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng, trong khi hàng trăm triệu người phải đối diện với nạn đói cùng cực.

Giới phân tích cho rằng, nhu cầu nhân đạo ngày càng lớn đang đặt Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trước thách thức duy trì hoạt động khi nguồn tài chính eo hẹp. Nếu bài toán ngân sách không được giải quyết, việc cắt giảm hoạt động nhân đạo trên toàn cầu là kịch bản khó tránh khỏi.

Ông Carl Skau cho biết, WFP ước tính cần 20 tỷ USD để cung cấp viện trợ cho những người có nhu cầu, song tổ chức này thực tế chỉ đặt mục tiêu 10 - 14 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay WFP mới chỉ nhận được khoảng 5 tỷ USD.

Phó giám đốc WFP cũng không mấy lạc quan hơn về tình hình trong năm 2024, nhấn mạnh dù nhu cầu viện trợ và động lực vẫn còn song "nguồn tài trợ đang cạn kiệt".

Chỉ giúp người đói cùng cực

Ông Carl Skau cho biết, ít nhất 38/86 quốc gia nơi WFP hoạt động đã bị hoặc có kế hoạch sớm cắt giảm viện trợ lương thực, tiền mặt và các hỗ trợ khác.

WFP cho biết họ buộc phải cắt giảm viện trợ cho những người chỉ mới ở mức độ đói để giúp những người đang thực sự sắp chết đói hoặc ở mức độ đói cùng cực. Nếu những người này bị bỏ rơi, thảm họa sẽ xảy ra. "WFP đang ở giữa một cuộc khủng hoảng tài trợ buộc chúng tôi phải thu hẹp quy mô viện trợ ngay khi nạn đói cấp tính đang đạt mức kỷ lục", ông Skau nói.

Trẻ em Afghanistan chờ nhận hỗ trợ thức ăn

Các đối tác của Liên hợp quốc tại địa phương cho biết, 25 nhóm hỗ trợ y tế và dinh dưỡng lưu động 4 tỉnh của Afghanistan đã phải dừng hoạt động do hết kinh phí. Ngân sách của WFP cho hoạt động cứu trợ lương thực tại Afghanistan có thể sẽ cạn vào cuối tháng 10 tới.

Tháng 3/2023, WFP đã buộc phải cắt giảm viện trợ khẩu phần ăn từ 75% xuống 50% cho các cộng đồng đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng ở Afghanistan. Tới tháng 5, tổ chức này buộc phải cắt giảm viện trợ lương thực cho 8 triệu người, tức 66% số người mà WFP đang hỗ trợ ở quốc gia này.

Ở Syria, WFP đã phải cắt giảm toàn bộ viện trợ lương thực cho 2,5 triệu trên tổng số 5,5 triệu người vốn cũng chỉ được viện trợ 50% khẩu phần ăn.

Tại các vùng lãnh thổ của Palestine, WFP đã cắt giảm 20% hỗ trợ tiền mặt vào tháng 5 và tháng 6/2023.

Đến đầu tháng 8/2023, WFP sẽ buộc phải cắt hoàn toàn viện trợ cho 7 triệu người ở Yemen.

Hầu hết các quốc gia ở Tây Phi đang phải đối mặt với việc cắt giảm khẩu phần ăn trên diện rộng, đặc biệt ở Burkina Faso, Mali, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Nigeria, Niger và Cameroon, nơi nạn đói đang gia tăng nghiêm trọng.

WFP cho biết việc cắt giảm viện trợ rõ ràng không phải cách để giải quyết vấn đề. Tổ chức này cũng đang tìm cách đa dạng hóa nguồn tài trợ. Ông Carl Skau kêu gọi các nhà tài trợ truyền thống "đẩy mạnh hỗ trợ" WFP vượt qua thời điểm khó khăn này.

Theo ông Skau, các nhà lãnh đạo thế giới phải hành động để ưu tiên tài trợ cho hoạt động ứng phó nhân đạo, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức viện trợ và chính phủ. Đồng thời đầu tư vào các giải pháp dài hạn nhằm giải quyết nguyên nhân gốc rễ của những cuộc khủng hoảng: Giải quyết xung đột, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.

Những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam được Thổ Nhĩ Kỳ tặng Huân chương vì sự cống hiến cao cả
Đại diện lực lượng cứu nạn, cứu hộ Việt Nam và các lực lượng của 90 quốc gia tham gia thực hiện công tác cứu nạn thảm họa động đất xảy ra ngày 6/2/2023 đã được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tri ân và trao tặng Huân chương vì sự cống hiến cao cả.
Việt Nam - Hoa Kỳ ưu tiên hợp tác nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh
Đây là phát biểu của Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an trong buổi tiếp Đoàn Cơ quan Kiểm kê Tù binh và Người mất tích (DPAA) thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào ngày 7/6 tại Hà Nội.

Nguồn bài viết : Bảng đặc biệt năm

Top