Dâu thảo

2025-01-17 19:49:28

Giỗ của ba người anh chồng liệt sĩ hy sinh khi họ chưa kịp có vợ con, ba giỗ còn lại của ông bà nội, ngoại chồng. Nhưng cô vẫn cùng chồng vượt qua tất cả, vừa nuôi con, vừa lèo lái kinh tế gia đình và nhất là vẫn một lòng chăm sóc mẹ già… Nay, cô 59 tuổi vẫn ngày đêm chăm sóc mẹ chồng với mỗi ngày năm bữa ăn, năm cữ thuốc.

Một ngày của cô tất bật từ 5 giờvà kết thúc lúc 22 giờ 30 phút. Sáng dậy dọn vệ sinh cho mẹ chồng nay đã 101 tuổi. Đêm bà đi vệ sinh bằng bô cạnh giường, sáng cô dậy sớm dọn dẹp, lau rửa người cho mẹ. Bữa sáng của mẹ lúc 6 giờ, sau đó “Uống một bụm thuốc, đủ chứng bệnh của tuổi già, như nhức mỏi, ăn không tiêu, hay mệt và nhất là chứng bù lạch mắt của mẹ phải dùng thuốc suốt”, cô kể.

Mẹ chồng ăn uống, vệ sinh xong, cô lau nhà. “Nhà người già, người bệnh thường có mùi nhưng nhà mình buôn bán, bận bịu gì cũng ráng lau dọn cho thơm sạch”. 10 giờ mẹ lại ăn và uống thuốc. Bà ăn chỉ một chén cơm. Bà nghỉ trưa lúc 11 giờ, tới 13 giờ 30 phút lại dậy ăn và uống thuốc. Cữ này có cháo hoặc bánh canh, nhưng phải có ly cà phê sữa nhỏ. 5 giờ chiều ăn cơm và uống thuốc tiếp. 9 giờ tối uống ly sữa và vài viên thuốc.

Cô Vân đang cho mẹ chồng uống thuốc cữ trưa.

Mẹ ăn, uống xong cữ sáng, cô ra phụ quán cơm với con dâu út. Quán cơm nhỏ tại ngã ba này là thu nhập chính của gia đình cô. Vợ chồng cô có bốn con, nhưng ba con lớn đã ra riêng, cô chú sống cùng con trai út. Chú thường xuyên “bám trụ” vườn cao su 5ha cách nhà 60km. Cô ở nhà với nhiệm vụ chính là chăm sóc mẹ chồng, rảnh tay ra phụ bán cơm với con dâu, ai nhờ nấu đám tiệc thì đi.

“Giờ cô thảnh thơi rồi. Mấy đứa con, ai cũng có việc làm ổn định. Lâu lâu về thăm còn cho mẹ vài trăm bỏ túi. Bà cùng cô chú gần chục năm nay sống nhờ vườn cao su. Chứ ngày trước, trời ơi, khổ “vàng trời mây” luôn”. Cô khổ từ ngày mới về nhà chồng với nghề làm bánh tráng. Thời còn tráng bánh bằng lò thủ công, chủ lò phải đi mua từng bao củ mì về ngâm làm bột, không phải có người giao bột bao như bây giờ.

Đêm thức dậy vài lần để tẻ nước mì. Rồi đi mua trấu, vỏ đậu về chụm bếp. Lò bánh sáng đèn từ 3 giờ sáng. Để 10 giờ lo bưng vỉ vô gỡ, giao bánh cho khách… Lò bánh tráng của gia đình cô tồn tại tới khi mẹ chồng già yếu không còn làm phụ được nữa. Cô và chồng “gửi” bầy con ở nhà cho mẹ trông coi, để đi làm thuê như giẫy cỏ mì, phát lá mía, chặt mía, nhổ mì… từ sáng sớm tới chiều tối. Rồi thời gian khó cũng đi qua, vợ chồng cô tích cóp mua được mấy mẫu đất xoay vòng trồng mì, trồng mía. Đến năm 2007 bắt đầu trồng cao su và thu hoạch từ ba năm nay…

Nhà cô mấy mươi năm qua là mẫu gia đình tam đại đồng đường của địa phương, và khoảng ba năm nay đã thành tứ đại đồng đường từ khi vợ chồng con trai út có con. Cả nhà sống hạnh phúc và đầm ấm. Người mẹ chồng ngoài các chứng bệnh già thì tai vẫn còn khá thính. Bà có thể đọc ca dao, tục ngữ xen vào câu chuyện rất thâm thúy. Trong câu chuyện cùng cô, bà góp lời: “Người xưa nói “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Nhưng hỏi bây vậy chứ không tính thì tiền đâu mà nuôi? Nuôi một đứa trẻ khác nuôi người già chứ! Trẻ con còn nhỏ, dễ sai dễ bảo, dễ ăn dễ uống. Còn già như qua thì chán chết… cứ nay ốm mai đau, bao tử mình muốn no mà cái miệng không cho nuốt, làm khổ con khổ cháu. May mà con dâu qua chưa chán nên ráng làm dâu được mấy chục năm đó”. Nụ cười cô nở trên môi khi nghe lời khen gián tiếp của mẹ chồng.

Bao năm qua, tiền trợ cấp, phụ cấp của mẹ chồng cô, đều được bà ủy quyền cho con gái lãnh và tiêu xài. Còn bà, tất tật đều do con dâu và con trai lo. Cô không một tiếng tị hiềm vì nghĩ rằng “Chắc là cô ấy còn khó khăn hơn gia đình mình. Chỉ mong trời thương, cho tôi được khỏe mạnh mà lo cho mẹ tới ngày mẹ trăm tuổi già”.

Cô là Dương Thị Thúy Vân (sinh năm 1956), con dâu út của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Vơi, ngụ ấp Ninh Hiệp, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Theo Phụ nữ TP.HCM

Nguồn bài viết : Ws168 Đá Gà

Top