HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH

Một số nguyên tắc bảo đảm quyền bí mật dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực y tế

2024-12-21 13:04:03
Quyền đối với dữ liệu cá nhân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Dữ liệu là yếu tố đóng vai trò then chốt cho sự tiến bộ của thời đại ngày nay. Điều đó dựa trên sự phát triển của các công nghệ lưu trữ và các loại cảm biến mà nó cho phép thu thập một khối lượng dữ liệu lớn từ đời sống xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra yêu cầu phải bảo đảm để mọi người có thể kiểm soát thông tin hay dữ liệu cá nhân của mình.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân
Luật pháp quốc tế hiện nay vẫn còn tương đối tụt hậu so với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Điều này đã khiến cho việc bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân của con người trong thực tế còn rất khó khăn.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến lĩnh vực y tế, sức khỏe con người có thể thấy quyền bí mật đời tư được đề cập tương đối ít ỏi, chỉ tồn tại trong một vài điều khoản quy định ở văn bản luật liên quan đến y tế sức khỏe, cụ thể như: Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989; Luật Khám, chữa bệnh năm 2009; Luật Giám định tư pháp; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Luật Dược; Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm...Những quy định này là phù hợp với quy định về bảo vệ bí mật cá nhân được ghi nhận tại Hiến pháp.

Trong lĩnh vực y tế này, đã có một số nguyên tắc được ghi nhận rải rác tại một số văn bản, những nguyên tắc như:

Trong trường hợp khám chữa bệnh, trách nhiệm của thầy thuốc trong việc khám, chữa bệnh “phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình được biết về người bệnh” (Điều 25 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân). Nguyên tắc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh “Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này” (Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009).

Vấn đề này không những được ghi nhận là nguyên tắc hành nghề mà về phía cá nhân người bệnh cũng được ghi nhận quyền được giữ bí mật tình trạng sức khỏe của cá nhân người bệnh “Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.” (Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009).

Điều này cho thấy, vấn đề này đã được Luật khám bệnh, chữa bệnh ghi nhận và thực hiện với những cơ chế rất nghiêm ngặt. Luật này đã quy định việc thiết lập, lưu giữ và thông báo dữ liệu cá nhân về sức khỏe của người bệnh tại Điều 59 về hồ sơ bệnh án, lập hồ sơ bệnh án, lưu trữ hồ sơ bệnh án, các trường hợp được cho phép khai thác hồ sơ bệnh án.

Ảnh minh hoạ.

Đối với một số trường hợp liên quan trực tiếp đến cá nhân trong việc mang thai hộ cũng có những nguyên tắc nhất định và theo đó các cơ chế tổ chức được ghi nhận tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng quy định nguyên tắc giữ bí mật các thông tin cá nhân liên quan đến việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại Điều 4 về Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Trong đó quy định giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đồng thời để bảo đảm nguyên tắc này, Luật cũng có quy định nghiêm cấm tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật. Cơ chế thực hiện bảo đảm bí mật này, Luật cũng đã có quy định tại Điều 38 về Mã hóa thông tin, theo đó, mọi thông tin về người hiến, người được ghép bộ phận cơ thể người phải được mã hóa thông tin và bảo mật.

Bên cạnh đó, việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm cũng liên quan đến nhiều về lợi ích cộng đồng, sức khỏe công cộng nhưng bí mật thông tin liên quan đến cá nhân người bệnh vẫn được ghi nhận tại Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Đồng thời việc quy định cho công bố những thông tin liên quan đến các cá nhân được quy định như thế nào tại các văn bản luật này vì lý do sức khỏe cộng đồng và không gây mâu thuẫn với quyền con người và quyền công dân. Nhằm bảo đảm cho sức khỏe cộng đồng, Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) có quy định rất cụ thể về việc giám sát trọng điểm HIV/AIDS và vẫn luôn có quy định giữ bí mật.

Trong trường hợp giám định tư pháp, dù là người hại hay người bị hại, nạn nhân hay đối tượng của các vụ việc tư pháp thì khi thực hiện giám định, các giám định viên cũng phải tuân thủ các nguyên tắc riêng của Luật Giám định tư pháp về kết luận giám định cũng như trách nhiệm khi thực hiện giám định mình đảm nhận nhưng Luật cũng quy định nghiêm cấm tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp. Song song với nghĩa vụ của giám định viên, Luật cũng đã quy định cụ thể về việc lưu giữ hồ sơ giám định…

Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân
Luật pháp quốc tế hiện nay vẫn còn tương đối tụt hậu so với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Điều này đã khiến cho việc bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân của con người trong thực tế còn rất khó khăn.
Cảnh báo nguy cơ mất an toàn thiết bị y tế trong môi trường số
Theo thông tin từ chuyên gia, các thiết bị chăm sóc sức khỏe ngày nay áp dụng nhiều công nghệ, vì vậy tiềm ẩn nguy cơ tin tặc có thể dễ dàng xâm nhập, đe dọa đáng kể đối với các hoạt động chăm sóc sức khỏe.
Top