Thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Ấn Độ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ vừa phối hợp Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) khu vực phía Bắc tổ chức diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ tại Chandigarh, thủ phủ của bang Punjab và Hariana, và là vùng lãnh thổ độc lập trực thuộc TW. |
Thúc đẩy đầu tư hợp tác lĩnh vực thiết bị y tế, tiếp thị giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài Việt (Hiệp hội Đài - Việt) và Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Kinh tế Thương mại Đài Loan – Myanmar (Hiệp hội Đài Loan-Myanmar) vừa tổ chức buổi Hội thảo doanh nghiệp đầu tư theo chính sách Tân hướng Nam tại Đại học công lập Kinh tế Đài Bắc. |
Tiến sỹ Vijay Sakhuja, chuyên gia tư vấn Quỹ Quốc tế Kalinga, New Delhi (Ấn Độ), vừa có bài viết ca ngợi Việt Nam như điểm sáng trong nỗ lực chống dịch hiệu quả và đa dạng hoá nguồn cung vaccine.
Theo TTXVN, trong bài viết của mình, TS Vijay Sakhuja cho biết: "Tại Việt Nam, chỉ có hơn 300 trường hợp mắc và không có trường hợp tử vong do COVID-19 trong 4 tháng liên tiếp, từ tháng 10/2020 đến tháng 1/2021. Đây là một thành tích ấn tượng.
Tuy nhiên, làn sóng thứ ba của dịch bệnh đã xuất hiện tại Việt Nam vào cuối tháng Một (đợt lây nhiễm đầu tiên đạt đỉnh vào ngày 2/4/2020; đợt lây nhiễm thứ hai đạt đỉnh vào ngày 17/8/2020; đợt thứ ba bắt đầu vào ngày 27/1/2021 và dịch COVID-19 đã lây lan ra 13 tỉnh và thành phố ở Việt Nam) và chính phủ đã trở lại tình trạng cảnh giác cao độ và đã ra lệnh đóng cửa trường học, hạn chế di chuyển của người dân và tăng cường xét nghiệm virus.
Việt Nam đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tuyến đầu. Ảnh:TTXVN |
Tâm chấn của đợt lây nhiễm thứ 3 được xác định là Hải Dương (dân số 1,9 triệu người và 77 người đang điều trị tại bệnh viện, cao gấp 4 lần ngưỡng an toàn).
Ngoài ra, chính quyền cũng kêu gọi người dân thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K tức là khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế nhằm bảo vệ hiệu quả gần 100 triệu người dân Việt Nam khỏi COVID-19.
Chính phủ cũng thông báo việc đã phát hiện chủng virus mới và nguy hiểm hơn của Vương quốc Anh. Đồng thời, Việt Nam thông báo rằng quốc gia này đã ký hợp đồng mua vaccine AstraZeneca theo chương trình Covax và sẽ nhận được gần 4,8 triệu liều trong nửa đầu năm 2021.
Một nguồn cung khác với 30 triệu liều sẽ được cung cấp để tiêm chủng trong nước và từ cuối tháng 2/2021, Việt Nam đã nhận lô đầu tiên gồm hơn 117.000 liều để tiêm cho các nhân viên chống dịch ở tuyến đầu. Điều đáng nói là Việt Nam cũng đang phát triển 4 loại vaccine COVID-19 của riêng mình.
Có lẽ điều đáng chú ý là Việt Nam một lần nữa đã nhanh chóng khống chế Làn sóng thứ ba của dịch COVID-19, phần lớn nhờ sự đồng thuận của toàn bộ hệ thống chính trị và sự chung tay của người dân Việt Nam.
Công bằng mà nói, Việt Nam thực sự là một điểm sáng trong việc đối phó với đại dịch và hứa hẹn sẽ là một điểm đến an toàn trong thời gian tới.
Trong khi đó, tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng ASEAN không chính thức, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định với Brunei, Chủ tịch ASEAN năm 2021 và các nước thành viên ASEAN rằng nước này sẽ hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN trong kế hoạch phục hồi sau đại dịch, đối phó với đại dịch và sử dụng Quỹ Ứng phó ASEAN về COVID-19 để mua vaccine cho người dân và đưa Kho dự trữ Vật tư Y tế Khu vực ASEAN vào hoạt động.
Trước đó, Học giả Ấn Độ SD Pradhan mới đây đã có bài viết trên trang Times of India ca ngợi thành tích chống dịch của Việt Nam.
Trong bài viết, học giả Ấn Độ viết: "Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020 cũng đã có một số bước đi kịp thời để đối phó với đại dịch Covid-19. Vào giữa tháng 2/2020, Việt Nam đã cảnh báo nguy cơ của SARS-CoV-2 và kêu gọi hợp tác khu vực và quốc tế.
Sau đó, Việt Nam đã tổ chức trực tuyến Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó Covid-19 và yêu cầu các nước thực hiện các bước cần thiết để phòng chống đại dịch, cùng các bên nhất trí trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau về vật tư y tế.
Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia một số cuộc họp trực tuyến cùng cộng đồng quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các biện pháp đối phó với đại dịch, thành lập Quỹ Ứng phó ASEAN với Covid-19.
Việt Nam cũng cung cấp các thiết bị y tế và đồ bảo hộ cần thiết, không chỉ trong khu vực mà còn đến các nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Quốc gia Đông Nam Á nổi lên như một mô hình kiểm soát dịch bệnh hiệu quả với rất ít ca bệnh trong cả nước.
Sự hỗ trợ của Chủ tịch ASEAN 2020 đối với các quốc gia khác cho thấy rằng, Việt Nam coi trọng trách nhiệm quốc tế một cách bình đẳng, không chỉ quan tâm đến lợi ích quốc gia của mình.
Vun đắp quan hệ Bôlykhămxay và Hà Tĩnh thành điển hình về hợp tác hữu nghị Việt – Lào Ngày 7/2, tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay (nước CHDCND Lào) do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư - Tỉnh trưởng Kong Kẹo Xay Sông Kham dẫn đầu đã sang thăm, chúc tết Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh nhân dịp Tết cổ truyền Tân Sửu của Việt Nam. |
Hợp tác Việt – Lào vượt mục tiêu đề ra trong nhiều lĩnh vực Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, thiên tai, bão lũ nghiêm trọng, dịch COVID-19 lan rộng, kết quả hợp tác giữa hai nước Việt – Lào trên nhiều lĩnh vực đã vượt mục tiêu đề ra trong triển khai Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào năm 2020 và Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2016 - 2020. |