HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH

UNDP Việt Nam ra mắt giải pháp số hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân bom mìn

2024-12-21 13:00:10
Người Việt trẻ toàn cầu tìm kiếm giải pháp phát triển đô thị Việt Nam
Ngày 12/6, Liên minh Hội Sinh viên, Thanh niên tại châu Âu vừa phát động Chương trình Sáng kiến trẻ Việt Nam - InnoCity 2021, nhằm tìm kiếm các giải pháp và sáng kiến áp dụng khoa học - công nghệ để góp phần phát triển các thành phố tại Việt Nam.
Phổ biến pháp luật sở tại cho cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ
Ngày 27/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Mông Cổ và Hội người Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Hội nghị giới thiệu, phổ biến pháp luật Mông Cổ cho người Việt Nam tại nước này.

Tham dự buổi lễ có: bà Caitlin Wiesen Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam; ông Cho Han-Deog Giám đốc quốc gia Văn phòng KOICA tại Việt Nam; bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện các Sở, Trung tâm Bảo trợ xã hội, cơ quan, ban, ngành mạng lưới tổ chức của người khuyết tật; các tổ chức trong nước và quốc tế làm việc trong lĩnh vực hành động và hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân bom mìn.

Chương trình là một trong những hoạt động trọng tâm của “Dự án Việt Nam - Hàn Quốc Hợp tác Khắc phục Hậu quả Bom mìn sau Chiến tranh” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn quốc KOICA UNDP Việt Nam và Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam - VNMAC phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tại buổi lễ, UNDP Việt Nam ra mắt phần mềm ứng dụng đăng ký và quản lý thông tin người khuyết tật và nạn nhân bom mìn và chương trình học trực tuyến về quản lý trường hợp người người khuyết tật và nạn nhân bom mìn.

Phần mềm ứng dụng đăng ký và quản lý thông tin người khuyết tật và nạn nhân bom mìn là hệ thống giúp người khuyết tật thuận tiện trong việc tiếp cận kê khai thông tin, xác định mức độ khuyết tật; hỗ trợ cho nhân viên, cộng tác viên xã hội giải quyết chế độ, chính sách, trợ giúp xã hội cho người khuyết tật nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời trong quản lý. Bên cạnh đó phần mềm giúp cho Cục Bảo trợ xã hội, Trung tâm công tác xã hội/Bảo trợ xã hội, Phòng Lao động xây dựng dữ liệu thông tin về người khuyết tật nhằm phục vụ cho các hoạt động trợ giúp chính sách.

Lợi ích của phần mềm, với cấp quản lý: Giúp đổi mới công tác quản lý và hỗ trợ người khuyết tật; Kiểm soát thông tin đối tượng tập trung và thống nhất; Rút ngắn thời gian quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng suất; Thông tin kịp thời, chính xác, hỗ trợ ra quyết định và hoạch định chính sách. Đối với người hưởng lợi: chủ động đăng ký thông tin và nhu cầu; nhận trợ giúp kịp thời; Thông tin đăng ký trên hệ thống được bảo mật.

Tại buổi lễ, UNDP cũng hướng dẫn người dùng có thể tải, sử dụng ứng dụng "Kê khai thông tin người khuyết tật" trên điện thoại, hỗ trợ trên cả hệ thống điều hành IOS và Android.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, bà Caitlin Wiesen Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam cho biết: Theo khảo sát quốc gia về người khuyết tật năm 2016, 7% dân số tương đương với hơn 6 triệu người Việt Nam là người khuyết tật. Đây là một trong những nhóm người dễ tổn thương nhất trong xã hội và đang bị ảnh hưởng hơn bởi tác động của COVID-19. Đánh giá nhanh của UNDP thấy 20% số người này không có giấy chứng nhận khuyết tật làm hạn chế khả năng tiếp cận của họ với các hỗ trợ cần có. Cơ sở dữ liệu số mà UNDP sẽ giúp cho cuộc sống của những người khuyết tật dễ dàng hơn. Chương trình này đã thí điểm thành công ở 9 tỉnh, đặc biệt là Quảng Bình và Bình Định. Đã có 90.000 người khuyết tật đăng ký phần mềm. Hiện nay phần mềm này đã sẵn sàng để sử dụng trên toàn Việt Nam. Nhờ vào phần mềm người khuyết tật sẽ ít phải đi lại hơn đến các trung tâm hành chính. Để có thể hỗ trợ việc sử dụng nền tảng trực tuyến này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UNDP và KOICA cũng xây dựng công cụ đào tạo trực tuyến cho nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ cho người khuyết tật.

Bà Caitlin Wiesen Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam phát biểu khai mạc buổi lễ.

"Dự án phù hợp với cách tiếp cận của Liên hợp quốc để đảm bảo nỗ lực của chúng tôi có tính chất bao trùm và đem lại lợi ích cho càng nhiều người khuyết tật, trong hỗ trợ thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD) mà Việt Nam trở thành thành viên năm 2015", bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh. Ước tính, số bom mìn còn sót sau chiến tranh lại là khoảng 800.000 tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu ha chiếm 18,82% tổng diện tích quốc gia. Số bom mìn chưa nổ hiện còn rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung. Việt Nam có khoảng 64 triệu người khuyết tật, trong đó hàng nghìn người là nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học. Từ năm 1975 đến nay bom mìn tồn sót đã làm hơn 40.000 người chết và 60.000 người bị thương. Trong đó đa số là người lao động chính của gia đình và có cả trẻ em.

Việt Nam đưa ra 4 giải pháp giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh trong khu vực Á-Âu
Vừa qua, trong khuôn khổ Diễn đàn nhân dân Á - Âu lần thứ 13 (AEPF 13), đã diễn ra phiên thảo luận trực tuyến với chủ đề: "Hòa bình và An ninh ở châu Á và châu Âu: Thực trạng và những việc cần làm".
Hội hữu nghị Nga - Việt tổ chức mít tinh kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền Nam Việt Nam
Ngày 29/4, tại thủ đô Moscow, Hội hữu nghị Nga - Việt đã tổ chức kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam (30/04/1975-30/04/2021) và 76 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô, nay là Liên bang Nga (09/05/1945-09/05/2021).
Hội người Việt tại Oudomsay (Lào) giúp đỡ chính quyền sở tại mì, khẩu trang, tiền mặt chống dịch
Chiều 29/4, Hội Người Việt Nam tại tỉnh Oudomsay đã trao 600 thùng mỳ và 55.000 khẩu trang y tế trị giá 70 triệu kíp (7.500 USD) cùng 65 triệu kíp tiền mặt cho Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Oudomsay - ông Bounkhong Lachiemphong nhằm chung tay với chính quyền địa phương trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ tại Lào trong những ngày qua.
Top