Tàu thám hiểm của Ấn Độ khám phá bề mặt Mặt Trăng

2025-01-17 19:49:33
Ấn Độ dành 1,79 tỷ USD thúc đẩy sáng kiến kỹ thuật số về an ninh mạng,
Ấn Độ vừa thông qua quyết định mở rộng chương trình “Ấn Độ kỹ thuật số” với kinh phí 149 tỷ rupee (1,79 tỷ USD) cho giai đoạn 2021- 2026 nhằm thúc đẩy các sáng kiến kỹ thuật số về an ninh mạng, điện toán hiệu năng cao...
Tài trợ 2 triệu đô la Úc cho các dự án đối mới sáng tạo dựa trên công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp
Trong khuôn khổ chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Australia – Việt Nam (Aus4Innovation) của chính phủ Australia, hợp phần tài trợ Đối tác Đổi mới Sáng tạo sẽ dành ra 2 triệu đô la Úc cho vòng tài trợ thứ tư để tài trợ cho các dự án đổi mới sáng tạo dựa trên công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

Sau Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô, Ấn Độ là quốc gia thứ 4 trên thế giới từng đưa tàu đáp xuống Mặt trăng. Tuy nhiên, với sự kiện tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt trăng ngày 23/8, Ấn Độ lại là quốc gia đầu tiên có tàu thám hiểm hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng.

Kết quả này đã giúp củng cố vị thế của Ấn Độ như một cường quốc toàn cầu trong lĩnh vực không gian, đồng thời hứa hẹn mang lại những tác động kinh tế tích cực trong ngành công nghiệp vũ trụ.

Điều đáng chú ý nhất trong cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của Ấn Độ là ngân sách eo hẹp - theo tiêu chuẩn của chính phủ - để thành công trong sứ mệnh. Tàu được phát triển với vốn đầu tư khoảng 75 triệu USD.

Từ ngày 24/8, tàu thám hiểm Pragyaan sẽ hoạt động trong một ngày theo lịch Mặt Trăng, tương đương 14 ngày trên Trái Đất, để thực hiện các thí nghiệm trên bề mặt Mặt Trăng.

Tàu thám hiểm Pragyaan rời khỏi module đổ bộ Vikrant, bắt đầu hành trình khám phá bề mặt Mặt Trăng

Theo Chủ tịch ISRO Sreedhara Panicker Somanath, tàu thám hiểm Pragyaan mang theo hai thiết bị, gồm máy quang phổ phân hủy cảm ứng bằng laser (LIBS) và máy quang phổ tia X hạt Alpha (APXS) và sẽ thực hiện 2 thí nghiệm quan trọng.

Mục tiêu của LIBS là tiến hành phân tích nguyên tố định tính và định lượng, đồng thời xác định thành phần hóa học và khoáng chất của bề mặt Mặt Trăng. Trong khi, APXS sẽ xác định thành phần nguyên tố của đất và đá trên Mặt Trăng xung quanh địa điểm hạ cánh.

ISRO cho biết, việc triển khai tàu thám hiểm Pragyaan để thực hiện các thí nghiệm khoa học tại chỗ sẽ thiết lập tiêu chuẩn mới cho các chuyến thám hiểm Mặt Trăng. Đây được coi là cơ hội đầu tiên để khám phá khả năng tồn tại nước, yếu tố quan trọng trong các sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng trong tương lai.

Bà Carla Filotico - Giám đốc điều hành Công ty Spacetec Partners cho biết: "Ấn Độ có thể chế tạo và triển khai các hệ thống, sứ mệnh không gian theo cách rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, xét trên góc độ thương mại, các công ty, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị của Ấn Độ thực sự có thể mang lại những đóng góp rất giá trị cho ngành công nghiệp vũ trụ toàn cầu".

Với sự thúc đẩy của chính phủ, Ấn Độ đã tư nhân hóa các vụ phóng tàu vào không gian và đang tìm cách mở cửa lĩnh vực này với đầu tư nước ngoài. Hiện tại, ngành công nghiệp vũ trụ của Ấn Độ được định giá 8 tỷ USD với thị phần 2% trong nền kinh tế vũ trụ toàn cầu và đang hướng tới mục tiêu tăng gấp 5 lần cả quy mô lẫn thị phần trong vòng một thập kỷ tới.

Australia tìm cách nuôi trồng thực vật trên Mặt Trăng vào năm 2025
Các nhà khoa học Australia đang tìm cách để nuôi trồng thực vật trên Mặt Trăng vào năm 2025. Đây là một phần của sứ mệnh mới được công bố ngày 7/10, hứa hẹn mở ra cơ hội khai thác Mặt Trăng như một nơi sinh sống cho con người, cũng như góp phần tìm ra các giải pháp mới cho vấn đề an ninh lương thực.
Con người sẽ sớm trồng cây xanh trên Mặt trăng
Con người sẽ sớm trồng cây xanh trên Mặt trăng, mở đường cho sứ mệnh tìm kiếm môi trường sống mới cho con người trong tương lai.

Nguồn bài viết : ketqua

Top