Giáo dục nâng cao nhận thức nền tảng bảo đảm quyền con người

2024-12-21 13:06:05
Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Ngày 14/9 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp thường kỳ lần thứ 45 Hội đồng Nhân quyền Liên ...

Quốc tế đánh giá cao Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người

Báo cáo UPR chu kỳ III của Việt Nam nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nước, các tổ chức quốc tế so ...

Yếu tố quan trọng thúc đẩy, bảo vệ quyền con người

Xét về mặt khái niệm, giáo dục quyền con người là quá trình thông tin, giáo dục, đào tạo thông qua các thông qua nhiều hoạt động: giảng dạy, tập huấn, tuyên truyền phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm… Mục đích của giáo dục quyền con người là để nâng cao nhận thức, hiểu biết, góp phần ngăn ngừa vi phạm, lạm dụng quyền, nâng cao quyền năng cho mọi người để góp phần xây dựng nên một nền văn hoá nhân quyền.

Theo Tuyên ngôn của LHQ về giáo dục và đào tạo được Đại hội đồng thông qua, giáo dục quyền con người cần bao hàm ba nội dung chính: Giáo dục về quyền con người, Giáo dục thông qua quyền con người, Giáo dục vì quyền con người.

Hội nghị thế giới về quyền con người ở Teheran 1968 đã thông qua Nghị quyết về Giáo dục cho thanh niên tôn trọng quyền con người và tự do cơ bản (Nghị quyết XX) nhằm kêu gọi các quốc gia cần “bảo đảm sử dụng mọi phương tiện giáo dục để thanh niên có thể phát triển và trưởng thành trên tinh thần tôn trọng nhân phẩm và quyền bình đẳng của mọi người, mọi dân tộc mà không có sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, giới tính hay niềm tin”.

Đặc biệt, LHQ đã thông qua thông qua và thực hiện Chương trình thế giới về giáo dục quyền con người (World Programme for Human Rights Education) để thúc đẩy giáo dục quyền con người trên toàn thế giới với nhiều giai đoạn tiểu học và trung học”; Giai đoạn 2(2010-2014) về “Giáo dục quyền con người trong hệ giáo dục đại học và cho giảng viên, nhà giáo dục, công chức, cán bộ thực thi pháp luật, và sỹ quan quân đội”; giai đoạn 3 (2015-2019) về tiếp tục Tăng cường thực hiện hai giai đoạn đầu và thúc đẩy giáo dục quyền con người cho nhà báo, người làm truyền thông;và giai đoạn 4 về giáo dục quyền con người cho thanh niên. Để thực hiện chương trình giáo dục này, LHQ và các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan chuyên môn về giáo dục là UNESCO các triển khai nhiều hoạt động ở các quốc gia và đạt được những kết quả tích cực trong việc thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết về quyền con người.

Gần đây nhất, Mục tiêu 4.7 của Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững đến năm 2030 của LHQ kêu gọi các quốc gia “Đến năm 2030, đảm bảo tất cả người học đạt được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững thông qua giáo dục về sự phát triển bền vững và lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình và không bạo lực, về công dân toàn cầu và tôn vinh sự đa dạng của văn hóa và sự đóng góp của văn hóa vào việc phát triển bền vững”.

Là quốc gia thành viên của 7/9 Công ước cốt lõi về quyền con người, và một số công ước trên lĩnh vực giáo dục của UNESCO, đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1966, Công ước quyền trẻ em, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp lập pháp, hành pháp và tư pháp về giáo dục quyền con người.

Giáo dục quyền con người là một nội dung được các Uỷ ban công ước thông qua nhiều khuyến nghi, bình luận chung, hướng dẫn thực hiện. Điều 26 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người khẳng định “Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục”, “giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề cao sự thấu hiểu, khoan dung dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo…”. Điều 28 của Công ước quyền trẻ em quy định "Giáo dục phải hướng đến sự phát triển nhân cách, tài năng và khả năng của trẻ, tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do, hiểu biết, khoan dung và bình đẳng, phát triển tôn trọng môi trường tự nhiên.”

Nội dung quy định về nghĩa vụ của quốc gia về thúc đẩy, giáo dục quyền con người trên các lĩnh vực khác nhau cũng được khẳng định tại Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và Công ước Chống tra tấn.

LHQ đã thông qua Tuyên ngôn về giáo dục và đào tạo quyền con người năm 2011, dù không có tính ràng buộc pháp lý song có giá trị định hướng, đưa ra khuôn khổ chung về mục đích, sự cần thiết, nội dung, cách thức giáo dục quyền con người. Cụ thể, Tuyên ngôn khẳng định nhà nước có nghĩa vụ thực hiện giáo dục quyền con người cho tất cả mọi người và mọi độ tuổi.

Ảnh minh hoạ.

Việt Nam với các cam kết, nghĩa vụ quốc tế

Là quốc gia thành viên của LHQ, Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền giáo dục, trong đó có giáo dục quyền con người theo cả cơ chế dựa trên Hiến chương LHQ và các cơ chế dựa trên công ước.

Đối với cơ chế dựa trên Hiến chương, Việt Nam thực hiện báo cáo về các biện pháp đã được triển khai nhằm thúc đẩy giáo dục quyền con người ở Việt Nam. Trong các báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ về quyền con người (UPR) lần 1 (2009) , lần 2 (2014) và lần 3 (2019) đều có nội dung về giáo dục quyền con người. Cụ thể, thông tin về giáo dục quyền con người được Việt Nam tại Báo cáo UPR chu kỳ 3 năm 2019, khẳng định “Việt Nam coi giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền con người là một trong những vấn đề ưu tiên nhằm thúc đẩy quyền con người.”

Trong khuôn khổ cơ chế dựa trên điều ước, nghĩa vụ thúc đẩy và thực hiện giáo dục quyền con người được thể hiện ở tất cả các điều ước mà Việt Nam phê chuẩn đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá và Công ước Quyền trẻ em.

Việt Nam cũng có cam kết chính trị trong việc thực hiện chương trình thế giới về giáo dục quyền con người (4 giai đoạn) và kế hoạch hành động của UNESCO về giáo dục quyền con người. Các chuẩn mực quốc tế về quyền giáo dục, bước đầu đã được nội luật hoá trong các quy định pháp luật, chương trình, chính sách về quyền con người và giáo dục ở Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam chưa có một điều khoản riêng về giáo dục quyền con người trong luật. Tuy nhiên nội hàm của giáo dục quyền con người đặc biệt là các nội dung của giáo dục về quyền con người, vì quyền con người, thông qua quyền con người đã được ghi nhận trong các bộ luật quan trọng như Luật giáo dục 2020, Luật Trẻ em 2016, Luật Giáo dục đại học 2020...

Ở cấp độ chương trình, nhận thức rõ nghĩa vụ quốc gia và tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về quyền con người, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017, phê duyệt Đề án “đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” từ bậc mầm non đến đại học.

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người. Đề án đã triển khai được một số hoạt động quan trọng: Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục quyền con người (QCN) trong hệ thống giáo dục quốc dân; Tổ chức các lớp tập huấn Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, giảng viên ở một số tỉnh, thành phố; Xây dựng một số tài liệu tham khảo, chuyên khảo về quyền con người; tài liệu nội dung và phương pháp giáo dục QCN ở các cấp học phổ thông…

Bên cạnh các kết quả đạt được, việc giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất, nhận thức, cách tiếp cận về giáo dục quyền con người hiện nay mới chỉ tập trung vào nội dung giáo dục về quyền con người mà chưa nhấn mạnh đến triển khai các hoạt động để thực hiện giáo dục thông qua quyền con người và vì quyền con người. Do vậy, chưa tạo ra dược những chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động thực thi, bảo vệ quyền con người trong toàn xã hội.

Thứ hai, Các hoạt động giáo dục quyền con con người mới chỉ chủ yếu được thực hiện trong hệ thống giáo dục chính quy chưa có nhiều hoạt động giáo dục quyền con người phi chính quy, đặc biệt là các chương trình giáo dục quyền con người cho cộng đồng và cho các nhóm đối tượng cụ thể.

Thứ ba, việc triển khai các hoạt động thực hiện Đề án giáo dục quyền con người chưa đồng bộ. Do khó khăn về kinh phí mà các hoạt động do Bộ Giáo dục, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội gần như chưa được triển khai đáng kế.

Thứ tư, Việt Nam chưa có một cơ quan độc lập về quyền con người để triển khai các hoạt động giáo dục quyền con người đa dạng và toàn diện.

Thứ năm, Việt Nam chưa tham gia nhiều hoạt động để triển khai thực hiện Chương trình thế giới về giáo dục quyền con người, đặc biệt là chương trình hành động để thực hiện giai đoạn 4 về giáo dục quyền con người cho thanh niên.

Trong lần kiểm điểm định kỳ UPR lần 3 năm 2019, Việt Nam đã nhận được 13/291 khuyến nghị về giáo dục quyền con người với các nội dung cụ thể sau: Nâng cao nhận thức về các công ước quốc tế về quyền con người; Tiếp tục lồng ghép nội dung Công ước Quyền trẻ em, Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và Công ước về quyền của người khuyết tật vào sách giáo khoa.– Thực hiện giáo dục quyền con người trong tất cả các cơ sở giáo dục; Tăng cường giáo dục nhân quyền cho nhóm đối tượng là cán bộ nhà nước; Thúc đẩy truyền thông nhà nước đóng góp nhiều hơn vào nâng cao nhận thức nhân dân về nhân quyền.

Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị UPR về giáo dục quyền con người và xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các khuyến nghị này.

Trong thời gian tới để thực hiện giáo dục quyền con người, Việt Nam cần tập trung vào một số hoạt động sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về quyền giáo dục, trong đó có giáo dục quyền con người đã được ghi nhận trong một số văn kiện mà Việt Nam là thành viên;

Thứ hai, sớm phê chuẩn công ước của UNECSO về chống phân biệt đối xử trong giáo dục;

Thứ ba, kết nối với các cơ quan chuyên môn liên quan của LHQ để tham gia vào các hoạt động và xây dựng kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam về giáo dục quyền con người trên cơ sở khuôn khổ Chương trình thế giới về giáo dục quyền con người 2020 - 2024.

Thứ năm, xây dựng phương án và kế hoạch có tính khả thi về cơ quan quốc gia về về quyền con người, coi đây là cơ quan đầu mối để triển khai các hoạt động giáo dục quyền con người trong cả nước.

Thứ sáu, đa dạng hoá hình thức và nội dung của giáo dục quyền con người để bao gồm cả 3 nội dung giáo dục về quyền con người, vì quyền con người và thông qua quyền con người.

Thứ bảy, cần triển khai các hoạt động giáo dục quyền con người cả trong hệ thống giáo dục không chính thức và phi chính quy. Tiếp tục có nhiều chương trình giáo dục quyền con người cho các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là nhóm cán bộ thực thi pháp luật như: thẩm phán, công an, luật sư, cán bộ trại giam, đại biểu quốc hội, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhà báo…

Thứ tám, khẩn trương thực hiện đúng tiến độ các hoạt động của Đề án “Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”, đặc biệt là các hoạt động do Bộ Giáo dục chủ trì.

Thông qua các hoạt động thúc đẩy giáo dục về quyền con người ở Việt Nam, các nguyên tắc, chuẩn mực quyền con người đã dần dần được đưa vào chương trình giáo dục từ tiểu học, trung học đến đại học, sau đại học. Ở bậc phổ thông, quyền con người đã được lồng ghép vào nội dung một số môn học như đạo đức, giáo dục công dân, ngữ văn. Trong các chương trình đào tạo đại học, quyền con người đã được tích hợp, lồng ghép vào một số môn học như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Công pháp quốc tế...
Luật quốc tế trên không gian mạng: Nền tảng đảm bảo quyền con người và lợi ích quốc gia

Nhằm triển khai cam kết hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, ngày ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh bằng dạy học trực tuyến

Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo Thông tư Ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ ...

Top