Hiệp hội An ninh và Quản lý khủng hoảng Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Khu Kinh tế Nghi Sơn

2024-12-20 19:26:45
Tập đoàn Kuka Systems GmbH tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc
Nhà đầu tư Thái Lan tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Phát biểu chào mừng Đoàn công tác Hiệp hội An ninh và Quản lý khủng hoảng Nhật Bản vào chiều ngày 04/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi bày tỏ niềm vui và phấn khởi. Ông Nguyễn Văn Thi khẳng định, Nhật Bản và Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng đã có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, khăng khít thời gian qua.

Hai bên đã trao tặng những món quà ý nghĩa cho nhau (Ảnh: Bích Phương/thanhhoa.gov.vn).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng giới thiệu với đoàn công tác về tiềm năng, các lĩnh vực, khu vực ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, ngoài thế mạnh hội tụ như một “Việt Nam thu nhỏ”, tỉnh Thanh Hóa còn có Khu Kinh tế Nghi Sơn đã được Chính phủ Việt Nam lựa chọn là 1 trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm, có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn nhất cả nước.

Đến nay, Khu Kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 266 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 148.523 tỷ đồng và 23 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 12.808 triệu USD. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn có 20 khu công nghiệp ngoài khu kinh tế với tổng diện tích khoảng 6.521 ha đang nỗ lực kêu gọi thu hút nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật cũng như các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh.

Quang cảnh buổi làm việc (Ảnh: Bích Phương/thanhhoa.gov.vn).

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Futami Noburu - Chủ tịch hiệp hội và các thành viên đoàn công tác - bày tỏ ấn tượng với truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Đoàn công tác cũng rất ấn tượng trước những thành quả phục hồi, phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa sau đại dịch COVID-19; đồng thời nhấn mạnh sự quan tâm tới một số lĩnh vực như dự án xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, thể dục - thể thao…

Đoàn công tác đề nghị được tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu cũng như khả năng hợp tác với tỉnh Thanh Hóa để giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản xúc tiến tìm hiểu, đầu tư vào lĩnh vực này.

Ông Futami Noburu - Chủ tịch Hiệp hội An ninh và Quản lý khủng hoảng Nhật Bản phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Bích Phương/thanhhoa.gov.vn).

Trong khuôn khổ chuyến thăm Thanh Hóa, đoàn công tác Hiệp hội An ninh và Quản lý khủng hoảng Nhật Bản đã đi khảo sát thực tế, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Hai bên cũng trao tặng những món quà ý nghĩa cho nhau. Đặc biệt, Đoàn công tác đã trao tặng cho tỉnh Thanh Hóa 1 triệu túi khẩu trang, trị giá hơn 800 triệu đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Thanh Hoá hút 17 dự án đầu tư

Cho đến nay, đã có 17 dự án FDI do nhà đầu tư Nhật Bản trực tiếp đầu tư hoặc liên danh với các nhà đầu tư nước ngoài khác để đầu tư tại Thanh Hóa, tổng vốn đăng ký đầu tư 12,532 tỷ USD, chiếm 86% tổng vốn đăng ký đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu là Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (tổng vốn đăng ký đầu tư 9 tỷ USD), dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 của Công ty TNHH điện Nghi Sơn 2 (2,793 tỷ USD). Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký kết biên bản ghi nhớ với một số đối tác uy tín của Nhật Bản như: dự án Liên doanh Tập đoàn Hokuetsu (Nhật Bản) và Tập đoàn Lee&Man (Hongkong) đầu tư tổ hợp dự án giấy và năng lượng, tổng vốn đăng ký khoảng 3 tỷ USD; Công ty TNHH Aeonmall Việt Nam đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Aeonmall với tổng vốn đầu tư khoảng 170 triệu USD, Nhà máy sản xuất viên nén gỗ và Nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao với tổng mức đầu tư dự kiến 40 triệu USD …

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giá trị hàng hóa Thanh Hóa vào thị trường Nhật Bản đang trên đà tăng trưởng tốt và được đánh giá có tiềm năng sau khi hai quốc gia ký kết FTA. 5 tháng đầu năm 2022 con số này ước đạt 80 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: May mặc, giầy da, thủy hải sản đông lạnh, thủ công mỹ nghệ, bao bì, lưu huỳnh dạng hạt, plyxylen…; mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu hàng may mặc, vải, máy móc thiết bị... Thanh Hóa cũng đã được tiếp nhận nhiều gói hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) trên các lĩnh vực lĩnh vực y tế, nước sạch, giáo dục… và 2 bên cũng đã có nhiều hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực đào tạo, xuất khẩu lao động.

Doanh nghiệp Australia tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
Cần Thơ chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Top