Trường Hữu nghị T78: Cầu nối gắn kết tình đoàn kết, hữu nghị Lào - Việt |
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào: Trường Hữu Nghị T78 thực hiện tốt sứ mệnh tuyên truyền quan hệ đặc biệt Việt – Lào đến thế hệ trẻ |
Phát biểu tại buổi lễ, TS Lê Phú Thắng – Hiệu trưởng Trường hữu nghị T78 đã gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể học sinh – sinh viên cùng các đại biểu đến từ Lào anh em, đồng thời báo cáo kết quả hoạt động của trường trong những năm qua.
TS Lê Phú Thắng cho biết, với vị thế là ngôi trường đầu tiên dành cho Lưu học sinh Lào được thành lập ở Việt Nam, cũng là ngôi trường đào tạo số lượng Lưu học sinh Lào lớn nhất trong lịch sử, nhà trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào.
Trong năm qua, Ban Giám hiệu cùng tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp, cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả để đạt được những thành tích.
Các tiết mục biểu diễn của lưu học sinh Lào tại chương trình. |
Cụ thể, mô hình “Đưa lưu học sinh (LHS) Lào đi thực tế tại nhà dân”. Đây là một mô hình tiến bộ, được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng, được tổ chức, triển khai ở trường Hữu Nghị T78 có nhiều có sự khác biệt, sáng tạo trong cách thức tổ chức thực hiện.
Khi tham gia mô hình, LHS được trải nghiệm với những tình huống giao tiếp cụ thể. Việc ăn ở sinh hoạt và thường nhật tiếp xúc với sự vật, sự việc hàng ngày giúp các em cải thiện được nhiều về các kĩ năng nghe – nói, nghe – hiểu bởi vì khi sống với người dân địa phương thì tiếng Việt là ngôn ngữ gần như là duy nhất để giao tiếp với nhau, do vậy lưu học sinh phải liên tục và thường xuyên tìm cách nói để người khác hiểu, thông qua việc phải nói đúng ngữ pháp tiếng Việt, phát âm chính xác và tốc độ nói, nội dung nói phải phù hợp với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.
Mặt khác chủ đề giao tiếp của LHS khi ở nhà dân rất phong phú, đa dạng, gần gũi bởi gắn với đời sống. Điều này làm cho vốn từ của các em được tăng lên rõ rệt và khả năng nói mềm mại, mượt mà, có âm điệu và biểu cảm hơn khá nhiều.
Trong suốt quá trình ở nhà dân, LHS Lào phải ghi nhật kí hàng ngày. Mỗi cuốn nhật kí bao gồm 6 – 7 nội dung chuyên đề cần tìm hiểu, ghi chép trong 20 ngày thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý như: tìm hiểu về gia đình mình đến sinh hoạt; tìm hiểu về mâm cơm gia đình người Việt; tham quan học tập mô hình trang trại, hoạt động giao lưu văn nghệ …Việc LHS được tham gia các hoạt động giao lưu, trải nghiệm với bà con thôn xóm yêu cầu các em phải chủ động trao đổi, tìm hiểu và ghi chép. Điều đó giúp cho vốn từ được mở rộng, các kĩ năng được rèn luyện sâu sắc.
Các tiết mục biểu diễn của lưu học sinh Lào tại chương trình. |
Theo TS Lê Phú Thắng, bên cạnh việc “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng học tập), LHS Lào còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm khác như: lao động vệ sinh đường làng ngõ xóm, tham quan mô hình trang trại, hoạt động giao lưu văn nghệ, dạy múa lam vong, dạy nhảy Baxalop cho bà con địa phương, thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ xã Thọ Lộc…
“Những hoạt động này giúp cho LHS hòa nhập một cách toàn diện vào cuộc sống, lao động, sản xuất của người dân; sự tương tác, hiểu biết về văn hóa lẫn nhau đã góp phần củng cố và vun đắp cho tình hữu nghị đặc biệt Việt – Lào ngày càng bền chặt. LHS cũng như nhân dân địa phương ngày càng trân trọng và mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Lào. Tình hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam ngày càng gắn bó sâu sắc bà bền chặt”, TS Lê Phú Thắng chia sẻ.
Thay mặt cho lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi chúc mừng và chia sẻ niềm tự hào mà các thế hệ thầy và trò trường Hữu Nghị T78 đã đạt được suốt chặng đường qua.
Thứ trưởng tin tưởng rằng thời gian tới đây, Trường Hữu nghị T78 sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động sáng tạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng nhà trường tiếp tục phát triển xứng đáng với niềm tin của Nhân dân hai nước Việt - Lào.
Đại diện lưu học sinh Lào cho biết, trong suốt thời gian học tập và sinh hoạt tại trường vừa qua, được sự quan tâm trường. Từ chỗ chưa biết tiếng, đến nay, các lưu học sinh Lào đã có thể nghe, nói, đọc, viết tương đối tốt và có thể giao tiếp tốt với người Việt Nam.
Ngoài ra, các lưu học sinh Lào được tham gia rất nhiều các hoạt động như: “Ngày hội bánh chưng xanh” tham gia gói bánh chưng tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống vào dịp Tết của người Việt, chơi các trò chơi dân gian. Tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao: Hội chợ ẩm thực “Thanh niên với bản sắc văn hóa dân tộc”. Các buổi ngoại khóa “Vui học Tiếng Việt”; Đi tham quan học tập tại Khu di tích cách mạng Việt Nam ATK Tân Trào, Thăm khu di tích cách mạng Lào tại Tuyên Quang…
Công bố và trao quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo bổ nhiệm lại Hiệu trưởng Trường hữu nghị T78 cho TS Lê Phú Thắng. |
Tại buổi lễ, những nghi thức truyền thống của Tết cổ truyền Bunpimay được tổ chức trang trọng và ấm áp. Ngoài ra, tại buổi lễ đã diễn ra Công bố và trao quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo bổ nhiệm lại Hiệu trưởng Trường hữu nghị T78 cho TS Lê Phú Thắng.
Trong năm học 2023 – 2024, tại trường Hữu Nghị T78 có 215 lưu học sinh Lào, trong đó 161 học sinh diện hiệp định, 54 học sinh diện tự túc, liên kết; đặc biệt có 40 em là học sinh hệ THPT, 21 em học lớp 10 và 19 em học lớp 11. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Trường Hữu nghị T78 là cầu nối gắn kết, vun đắp tình hữu nghị Việt -Lào |
Lưu học sinh Lào dưới mái ấm gia đình Việt |