Khẩn cấp, quyết liệt xử lý ô nhiễm rác thải nhựa trên toàn cầu

2025-01-17 19:49:33
Chiến lược loại bỏ triệt để rác thải nhựa của Canada
Đối mặt với làn sóng rác thải nhựa ngày càng gia tăng, chính phủ Canada đang theo đuổi kế hoạch yêu cầu các siêu thị cắt giảm việc sử dụng bao bì đóng gói. Đây là một biện pháp có thể tạo ra những thay đổi lớn trong thói quen mua sắm.
Tàu cá thu gom rác thải nhựa: Mô hình thúc đẩy nông nghiệp thân thiện môi trường
Nhằm góp phần giảm thiểu rác thải nhựa trên đại dương, đặc biệt là rác thải phát sinh từ các đánh bắt hải sản, thời gian qua, nhiều hoạt động thu gom rác thải trên biển đã được triển khai hiệu quả tại nhiều địa phương trên cả nước.

Ô nhiễm nhựa: cần hành động khẩn cấp, quyết liệt

Ô nhiễm nhựa đang trở thành vấn đề cấp bách, đòi hỏi các quốc gia cần hành động khẩn cấp, quyết liệt. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc: mỗi năm có 400 triệu tấn rác thải nhựa trên toàn thế giới. Từ 19 đến 23 triệu tấn chất thải nhựa đó xâm nhập vào hệ sinh thái dưới nước và phần còn lại đi vào lòng đất. Sản lượng nhựa có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2060 nếu không hành động. Khoảng 65% rác thải nhựa bị loại bỏ sau khi chỉ được sử dụng một hoặc vài lần và chưa đến 10% được tái chế.

Ô nhiễm rác thải nhựa. Ảnh minh họa

Theo tổ chức từ thiện Tearfund, châu Phi là nơi có lượng rác thải nhựa tăng nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Cứ 1 phút trôi qua lại có một lượng rác thải nhựa tương đương 1 sân bóng đá được chôn hoặc đốt tại vùng cận Sahara châu Phi. Nếu xu hướng nói trên vẫn tiếp diễn thì đến năm 2060, khu vực này dự kiến sẽ gánh chịu thêm 116 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, nhiều hơn 6 lần so với con số 18 triệu tấn rác thải của năm 2019.

Rác thải nhựa gây ra ô nhiễm môi trường, tạo ra các hệ lụy về đời sống. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra các gánh nặng về chi phí, đặc biệt là với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Theo báo cáo mới của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên, chi phí thực sự của nhựa đối với môi trường, sức khỏe và nền kinh tế có thể cao hơn gấp 10 lần đối với các nước thu nhập thấp, mặc dù lượng tiêu thụ nhựa bình quân đầu người ở các nước này chỉ bằng 1/3 so với các nước có thu nhập cao. Giải bài toán rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu và là trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia chứ không chỉ riêng một nước nào.

Thống nhất giải pháp bảo vệ môi trường

Vốn được coi là thỏa thuận quốc tế về môi trường quan trọng nhất sau Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa là thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý đầu tiên về ô nhiễm nhựa và có thể giúp thu hẹp khoảng cách ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới. Nếu đàm phán thành công, Hiệp ước về chống ô nhiễm nhựa của Liên hợp quốc có thể có hiệu lực vào năm 2025.

Năm 2022, khoảng 175 quốc gia đã nhất trí sẽ ký kết một hiệp ước của Liên hợp quốc vào năm 2024 nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên đại dương, trôi nổi trong khí quyển và xâm nhập vào cơ thể động vật và con người. Khoảng 60 quốc gia đã kêu gọi áp dụng các quy tắc ràng buộc nhằm giảm thiểu việc sử dụng và sản xuất nhựa được làm từ nhiên liệu hóa thạch, một biện pháp được nhiều nhóm môi trường ủng hộ.

Từ ngày 13 đến 19/11, tại thủ đô Nairobi (Kenya), đại diện các nước đã tham gia các cuộc đàm phán mới nhất hướng tới Hiệp ước toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Các cuộc đàm phán thu hút hơn 2.000 người tham gia. Hội nghị lần này được kỳ vọng sẽ đặt những viên gạch đầu tiên cho nỗ lực toàn cầu hướng tới thỏa thuận chấm dứt tình trạng rò rỉ chất thải nhựa ra môi trường vào năm 2040. Vòng đàm phán thứ ba đang diễn ra được kỳ vọng sẽ tạo hiệu ứng toàn cầu trong cuộc chiến này. Thế giới sẽ còn hai phiên họp nữa về vấn đề này để có thể đưa ra được một hiệp ước toàn cầu chống rác thải nhựa vào năm sau.

Bà Inger Andersen - Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc.

Bà Inger Andersen - Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - kêu gọi: "Chúng ta cần sử dụng ít nguyên liệu thô hơn, ít nhựa hơn và không có hóa chất độc hại. Chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta sử dụng, tái sử dụng và tái chế tài nguyên hiệu quả hơn cũng như xử lý an toàn những gì còn sót lại".

Còn các nhà phân tích tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính rằng, với sự hợp tác toàn cầu toàn diện, việc sử dụng nhựa trong các sản phẩm có thể giảm 30% so với mức năm 2020, tăng gấp 4 lần tỷ lệ tái chế nhựa toàn cầu lên 42% và loại bỏ rò rỉ nhựa vào môi trường. Các quốc gia phải làm việc cùng nhau để ban hành các chính sách nhằm giảm nhu cầu nhựa nguyên sinh, hỗ trợ thiết kế khả năng tái chế, củng cố hệ thống tái chế và cải thiện việc thu gom.

Kenya là quốc gia đi đầu thế giới trong việc chống ô nhiễm nhựa. Từ năm 2017, nước này đã cấm sản xuất, bán và sử dụng túi nhựa dùng một lần. Những người vi phạm pháp luật sẽ phải đối mặt với án phạt và án tù lên tới 4 năm. 2 năm sau, Kenya cấm các loại nhựa sử dụng một lần như dao kéo, ống hút và chai PET ở công viên, rừng, bãi biển và các khu bảo tồn.

Trong khi đó, Na Uy và Rwanda đang dẫn đầu một “liên minh tham vọng cao” gồm các chính phủ muốn chấm dứt ô nhiễm nhựa vào năm 2040 bằng cách cắt giảm sản xuất và hạn chế một số hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa.

Arab Saudi đang dẫn đầu nhóm các quốc gia có ngành công nghiệp dầu mỏ lớn và ưu tiên tập trung vào tái chế và quản lý chất thải.

Các nhà lãnh đạo ngành nhựa toàn cầu đang ủng hộ một quy trình gọi là tái chế hóa học hoặc tái chế nâng cao. Họ coi đây là điều cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa. Tái chế hóa học thường sử dụng nhiệt hoặc dung môi hóa học để phân hủy nhựa thành chất lỏng và khí để tạo ra hỗn hợp giống như dầu hoặc các hóa chất cơ bản. Hỗn hợp có thể được chế tạo lại thành viên nhựa để tạo ra sản phẩm mới.

Ngày môi trường thế giới: Hướng đến giảm rác thải nhựa sản trong sản xuất nông nghiệp
Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc lựa chọn là “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Tại Việt Nam giảm ô nhiễm rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp đang được các địa phương chú trọng.
Vai trò của phụ nữ trong quản lý rác thải nhựa ở cấp hộ gia đình và cộng đồng
Đây là nội dung hội thảo “Bình đẳng giới và phát triển toàn diện trong quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Canada và UNDP Việt Nam - Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam (NPAP Việt Nam) tổ chức vào ngày 29/8 tại Hà Nội.

Nguồn bài viết : SBO Thể Thao

Top