Chuyên đề cơ sở

Nhiều kiến nghị nâng cao hiệu quả triển khai khuyến nghị theo cơ chế UPR chu kỳ III

2024-12-21 12:39:46
Việt Nam được quốc tế đánh giá cao khi tổ chức tham vấn khuyến nghị chu kỳ IV
Việt Nam thực hiện hiệu quả khuyến nghị UPR chu kỳ III

Thời gian qua, Bộ Công an đã nỗ lực tăng cường công tác phòng chống mua bán người đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em, Việt Nam đã xây dựng, sửa đối pháp luật bổ sung dự án Luật Phòng chống mua bán người; nâng cao kiến thức nhân dân về phòng chống tội phạm mua bán người thông qua tổ chức các lễ mít tinh, tổ chức lớp tập huấn liên ngành, xây dựng phim, phóng sự cảnh báo thủ đoạn của tội phạm mua bán người, thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về...

Lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”. (Ảnh: Báo Lạng Sơn)

Về bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, Bộ Công an đã chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng theo đúng trình tự, thủ tục. Từ năm 2019, Việt Nam đã tổ chức 4 hội nghị của Bộ về phổ biến, quán triệt Luật An ninh mạng, 5 cuộc hội thảo quốc tế; tổ chức truyền đạt tình hình an ninh mạng, nội dung Luật An ninh mạng, Chiến lược An ninh mạng quốc gia…

Ngoài ra, Việt Nam cũng tuân thủ các khuyến nghị về thực hiện Công ước Chống tra tấn; nghiên cứu gia nhập Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức, mất tích; củng cố khuôn khổ thể chế và chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người và chia sẻ kinh nghiệm về việc áp dụng pháp luật về đặc xá và tái hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 phức tạp kéo dài, các hoạt động liên quan đến triển khai thực hiện Công ước về nhân quyền và các khuyến nghị Việt Nam đã chấp nhận theo Cơ chế UPR chu kỳ III gặp một số khó khăn nhất định, nhất là đối với các hoạt động tuyên truyền, hội nghị, hội thảo.

Công tác hợp tác quốc tế về quyền con người và các công ước, điều ước quốc tế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Công tác phổ biến và quán triệt thực hiện Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch và các văn bản huớng dẫn thực hiện các khuyến nghị chưa được thường xuyên, liên tục.

Nhằm nâng cao chất lượng xây dựng Báo cáo Quốc gia UPR chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thời gian tới Bộ Công an đề nghị một số công tác trọng tâm. Theo đó, Bộ Công an sẽ chủ động nghiên cứu tham gia góp ý xây dựng một số dự án Luật quan trọng về Đất đai, Lao động, Lập hội... bảo đảm thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Bộ Công an cũng sẽ phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo 35 Trung ương để tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phát hiện, triệt phá, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu, độc trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, xuyên tạc, việc triển khai thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Việt Nam.

Tiếp tục mở các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về nhân quyền cũng như các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân. Đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, tham dự các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến các công ước, điều ước quốc tế và quyền con người trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Quảng bá văn hóa dân gian Nam Bộ trên sân khấu Miss Supranational 2023
Lần đầu tiên vẻ đẹp của dòng tranh dân gian Nam Bộ trở thành cảm hứng cho trang phục dân tộc của nhan sắc Việt tại Miss Supranational 2023. Thanh Ngân cho biết cô rất tự hào khi diện thiết kế này.
Các tổ chức nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng trong xây dựng Báo cáo UPR
Ngày 2/10, phát biểu tại buổi chia sẻ thông tin cho các tổ chức nhân dân Việt Nam tham gia đóng góp xây dựng "Báo cáo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Việt Nam", Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng cho biết: Các tổ chức nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng vào quá trình xây dựng, bảo vệ và giám sát thực thi Báo cáo UPR.
Top