Australia thúc đẩy ngoại giao khoa học ở châu Á - Thái Bình Dương

2025-01-17 19:49:07
Doanh nghiệp Australia tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư lúa gạo tại Cần Thơ
Australia tài trợ tổ chức khóa học quản trị dữ liệu và hoạch định chính sách cho Việt Nam

Ngoại giao khoa học góp sức giải quyết các thách thức toàn cầu

Đối với Australia, ngoại giao khoa học ngày càng trở nên quan trọng trong việc hoạch định chính sách và ngoại giao quốc tế. Gần đây, các cuộc đàm phán chính trị cấp cao đã được hỗ trợ bởi các nhà khoa học và học giả hàng đầu, nêu bật vai trò quan trọng của khoa học trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như nghèo đói, biến đổi khí hậu, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và khoảng cách số.

Chính phủ Australia đã mở vòng đầu tiên của quỹ hợp tác nghiên cứu trị giá 40 triệu đô la Úc nhằm tăng cường ảnh hưởng trong phát triển khoa học và công nghệ châu Á-Thái Bình Dương. Quỹ Ngoại giao Khoa học và Công nghệ Toàn cầu của chính phủ Australia đã mở vòng tài trợ Yếu tố Chiến lược vào ngày 20/3. Tổng số tiền 6 triệu đô la Úc trong vòng đầu tiên dành cho sự hợp tác của Australia với các nhà nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương. Đơn đăng ký cho vòng đầu tiên sẽ kết thúc vào ngày 31/5.

Ngoại giao khoa học

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Penny Wong cho biết chính phủ đang "triển khai tất cả các yếu tố sức mạnh quốc gia để làm cho Australia ổn định hơn, tự tin và an toàn hơn ở trong nước cũng như có nhiều ảnh hưởng hơn trên thế giới".

Còn Bộ trưởng Khoa học Ed Husic cho biết, quỹ này “củng cố cam kết của Australia trong việc đóng vai trò mang tính xây dựng trong khu vực”. Ông đồng thời nói thêm rằng, quỹ này được xây dựng dựa trên cam kết hơn 10 triệu đô la Úc vào năm 2022 để hỗ trợ văn phòng Hội đồng Khoa học Quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tiền quỹ ngoại giao được cung cấp cho các dự án liên quan đến Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Brazil. 5 ưu tiên nghiên cứu đã được xác định là: Sản xuất tiên tiến, điện toán lượng tử, trí tuệ nhân tạo, sản xuất hydro và nghiên cứu RNA. Khoản tài trợ này sẽ được đồng quản lý bởi Viện Hàn lâm Khoa học Australia và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật Australia.

Bên cạnh đó, Australia đang hợp tác với các đối tác ở Đông Nam Á để tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe con người và động, thực vật. Qua đó, nâng cao khả năng phục hồi, sử dụng bền vững và giá trị của môi trường tự nhiên và nhân tạo.

Sứ mệnh chấm dứt chất thải nhựa của Australia nhằm mục đích giảm 80% chất thải nhựa xâm nhập vào môi trường nước này vào năm 2030. Thông qua Mạng lưới Đổi mới nhựa Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Australia kết nối với các nhà nghiên cứu, nhà đổi mới và nhà đầu tư nhằm xác định lại vòng đời của nhựa và giảm chất thải ra môi trường. Mạng lưới này có các trung tâm đổi mới ở Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Australia cũng đang hỗ trợ các doanh nhân bằng các chương trình ươm tạo và tăng tốc được thiết kế để biến các vấn đề về nhựa thành các giải pháp bền vững và có lợi nhuận.

Quan hệ đối tác Australia - Việt Nam

Australia đang thúc đẩy chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Australia - Việt Nam (Aus4Innovation) tại Việt Nam, nơi có tỷ lệ khởi nghiệp cao ở Đông Nam Á. Cố vấn khoa học Kim Wimbush cho biết, 15 nhóm nghiên cứu của các trường đại học Australia đã hợp tác với các đối tác Việt Nam. Aus4Innovation đang nỗ lực kết nối các nhóm Australia và Việt Nam cùng nhau khám phá các lĩnh vực công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số mới nổi.

Aus4Innovation hỗ trợ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Thông qua việc cung cấp các khoản tài trợ cho hợp tác về thương mại hóa công nghệ, Aus4Innovation sẽ hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị cho một tương lai kỹ thuật số, thúc đẩy các mô hình chuyển giao nghiên cứu và công nghệ phù hợp với các ngành nghề. Mặt khác, giúp nâng cao tư duy sáng tạo và các kỹ năng mềm thông qua xây dựng năng lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế khởi nghiệp. Australia còn hứa hẹn tăng cường năng lực của Việt Nam về tầm nhìn kỹ thuật số, lập kế hoạch về thương mại hóa và chính sách đổi mới. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các mô hình mới cho quan hệ đối tác giữa các tổ chức khu vực công và tư nhân.

Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia: Nhân rộng lòng tin, xây dựng tầm nhìn
Việc thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia là kết quả và bước phát triển tự nhiên, hợp lý của 50 năm xây dựng và phát triển quan hệ, là nỗ lực làm sâu sắc và nhân rộng lòng tin chiến lược.
Australia thắt chặt quy định về thị thực đối với sinh viên quốc tế
Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên quốc tế. Nguyên nhân là vì dữ liệu chính thức cho thấy số người di cư đạt mức cao kỷ lục khác, làm trầm trọng thêm thị trường thuê nhà vốn đã thắt chặt.

Nguồn bài viết : Live22 Điện Tử

Top