Nhận định trên vừa được bà Đỗ Thanh Huyền - Chuyên viên phân tích chính sách quốc gia về quản trị và tham gia, UNDP Việt Nam đưa ra trong phiên hội thảo chuyên đề “Chính phủ số cho những điều tốt đẹp” được tổ chức hôm nay, ngày 21/3/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Việt Nam 2019-VIF19.
Các diễn giả trao đổi tại phiên hội thảo chuyên đề “Chính phủ số cho những điều tốt đẹp” diễn ra sáng 21/3/2019. |
Đồng thuận với 2 diễn giả khác tham gia phiên hội thảo chuyên đề này là ông Kim Andreasson - Tư vấn DAKA và bà Samia Melhem - Trưởng nhóm kỹ thuật số, Ngân hàng Thế giới, chuyên gia đến từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), bà Đỗ Thanh Huyền cho rằng, tất cả những cải tiến của Chính phủ, của khu vực công cần phải nhằm phục vụ, ưu tiên công dân đầu tiên.
Theo bà Huyền, trong nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử, Việt Nam đã dần đạt được những tiến bộ nhất định. Đề cập đến chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc, vị chuyên gia UNDP nêu, Việt Nam hiện đang đứng thứ 88 trong số 193 quốc gia về chỉ số xây dựng Chính phủ điện tử, tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc vẫn ở mức thấp. Đứng từ góc độ Chính phủ số, hiện nay Việt Nam vẫn ở mức độ trung bình. So với thế giới, mức độ số hóa của chính phủ cũng như người dân Việt Nam mới chỉ ở mức trung bình.
Với những nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số của Việt Nam hiện nay, chuyên gia UNDP cho rằng: “Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong những năm sắp tới, Việt Nam có thể đẩy nhanh hơn quá trình số hóa, xây dựng Chính phủ điện tử cũng như là thực hiện những dịch vụ hành chính công trên mạng… Hy vọng rằng, trong khoảng 10 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến những thay đổi đảng kể không chỉ về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số mà còn là việc người dân Việt Nam sẽ tham gia nhiều hơn vào tiến trình này. Chính phủ số, Chính phủ điện tử chỉ có thể được xây dựng với sự tham gia rộng rãi của Chính quyền và người dân”.
Cũng trong tham luận tại hội thảo, bà Huyền nhấn mạnh, Chính phủ điện tử nghĩa là phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong khu vực công một cách chính xác và đầy đủ. Cả Chính phủ và người dân đều tương tác với nhau, đều hỗ trợ nhau trong việc xây dựng Chính phủ điện tử.
Chia sẻ thông tin từ nghiên cứu, khảo sát các chỉ số xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam thời gian qua được UNDP Việt Nam thực hiện trong năm 2017, bà Huyền cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã thu được những kết quả hết sức tích cực, thực chất trong việc đánh giá tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam thời gian vừa qua.
Cụ thể, theo bà Huyền, khảo sát của UNDP thực hiện với người dân trên khắp Việt Nam cho thấy, có tới 48% những người tham gia khảo sát nói rằng họ đã được tiếp cận với Internet tại gia đình. “Đó là một tỷ lệ rất đáng kể”, bà Huyền bình luận.
Những năm qua, tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Việt Nam hiện đã có khoảng 64 triệu người dùng Internet, chiếm tới 2/3 dân số. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của UNDP cho thấy, trong 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… gần như 100% người dân đều đã tiếp cận với Internet. Nhưng tại một số địa phương thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, hiện vẫn chỉ có một tỷ lệ nhỏ người dùng Internet. “Mặc dù số lượng người dùng Internet tại Việt Nam lớn nhưng vẫn còn tình trạng không đồng đều về tỷ lệ sử dụng Internet giữa các tỉnh, thành tại Việt Nam”, bà Huyền lưu ý.
Nhiều người tham gia khảo sát của UNDP còn cho biết họ thường xuyên đọc, thu thập thông tin từ mạng Internet. Thế nhưng, với việc tiếp cận các thông tin trong khu vực công, thông tin Chính phủ đề cập đến xây dựng Chính phủ điện tử, khảo sát của UNDP cho hay, có 12% tổng số người tham gia khảo sát tìm kiếm các thông tin liên quan đến khu vực công; và trong số đó, chỉ có 20% đăng nhập vào Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy các thông tin này.
Đặc biệt, về việc thực hiện thủ tục các thủ tục hành chính công như xin cấp phép xây dựng, đăng ký mẫu giấy tờ, chứng chỉ của cá nhân, ví dụ như thẻ bảo hiểm… khảo sát của UNDP ghi nhận khoảng 16% người tham gia có thể tiếp cận được thông tin qua mạng và họ đều tiếp cận theo phương cách cá nhân. “Nhiều người vẫn làm theo cách truyền thống là trực tiếp đến các cơ quan nhà nước để làm các thủ tục, thay vì tìm hiểu các thông tin trên mạng, thực hiện hoàn toàn quá trình thực hiện thủ tục hành chính công này trên mạng”, chuyên gia UNDP chia sẻ.
Một kết quả nữa UNDP phát hiện được từ cuộc khảo sát là vẫn còn thiếu thông tin từ các cơ quan chức năng về các cơ chế hành chính công trên mạng để người dân có thể biết được và tiếp cận.
Đại diện UNDP Việt Nam nhấn mạnh: “Điều quan trọng trong xây dựng Chính phủ số, Chính phủ điện tử chính là xây dựng lòng tin. Chính phủ phải đảm bảo để người dân có thể tin tưởng khi họ tiếp cận thông tin của Chính phủ, của khu vực công và cảm thấy yên tâm khi họ chia sẻ thông tin của họ - Điều này hoàn toàn nằm ở việc xây dựng lòng tin của người dân với Chính phủ. Đây chính là mấu chốt của vấn đề”.
UNDP cũng nhận thấy rằng Chính phủ Việt Nam đã xây dựng những nền tảng như Cổng thông tin điện tử Chính phủ để người dân có thể tiếp cận nhưng trên thực tế hiện vẫn không có nhiều người đăng nhập vào trang web này để chia sẻ, tìm kiếm thông tin.
Từ kết quả nghiên cứu, chuyên gia UNDP Việt Nam khuyến nghị, một nội dung quan trọng cần được quan tâm thời gian tới là phải làm sao để nâng cao nhận thức của người dân, làm cho người dân có thể biết đến rộng rãi hơn những nỗ lực của Chính phủ trong xây dựng Chính phủ điện tử, cụ thể như nền tảng Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc các cơ chế một cửa trên mạng. Từ đó, người dân có thể đăng nhập và chia sẻ thông tin cũng như tìm kiếm các thông tin mà họ cần; hay tương tác trực tiếp với các cơ quan hữu quan, để các cơ quan nhà nước nhận phản hồi trực tiếp của người dân qua mạng.
Nguồn bài viết : Ws168 Đá Gà