Thúc đẩy hợp tác quốc tế, phát triển thị trường lao động ngoài nước

2025-01-17 19:49:10
45.058 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021
“Trong bối cảnh ảnh hưởng nhiều mặt của đại dịch Covid-19, song công tác đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn được thực hiện tốt”. Đây là nội dung được Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Cục Quản lý lao động ngoài nước, diễn ra ngày 10/1.
Đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sửa đổi (gọi tắt là Luật số 69) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với nhiều điểm mới quan trọng đã đảm bảo quyền của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài.

5 giải pháp phát triển thị trường lao động ngoài nước

Dịch Covid-19 bùng phát, tiếp tục diễn biến phức tạp với những biến chủng mới càng làm tăng lên mối lo ngại ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ 2020 đến nay, do không có các chuyến bay thương mại, cũng như chính sách kiểm soát xuất nhập cảnh chặt chẽ của các nước, hàng chục nghìn người lao động không đi làm việc ở nước ngoài được, cũng như người lao động hết hạn hợp đồng không trở về nước được.

Việc người lao động hết hạn hợp đồng không về nước được đã tạo ra sức ép tâm lý lớn, một số lao động đã thông qua mạng xã hội có những phản ứng tiêu cực. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa tích cực trong việc phối hợp với đối tác và người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề phát sinh, đặc biệt là vấn đề bảo đảm các quyền và lợi ích của người lao động về điều kiện làm việc, sinh hoạt và chi phí vé máy bay về nước.

Trước tình hình nêu trên, các cơ quan chức năng đã đưa ra 5 giải pháp để phát triển thị trường lao động, đảm bảo quyền cho người lao động trong thời gian tới:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định pháp luật quy định và hướng dẫn chi tiết Luật số 69 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định pháp luật và chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách đồng bộ của các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương, cơ sở, cụ thể Nghị định 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật số 69 và Hệ thống cơ sở dữ liệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thứ hai, thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua đó ổn định, phát triển thị trường lao động ngoài nước truyền thống, chú trọng khai thác thị trường lao động, công việc có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có thu nhập cao cho người lao động. Kịp thời hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh với người lao động. Đặc biệt phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại sớm tổ chức các chuyến bay đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và đón người lao động hết hạn hợp đồng về nước.

Thứ ba, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội, đồng thời qua đó ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lừa đảo, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Lưu ý khi đưa các thông tin về vụ việc người lao động ở nước ngoài, tránh để các tổ chức phản động lợi dụng nói xấu chủ trương, chính sách của ta về lĩnh vực này.

Thứ tư, tiếp tục nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động (về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật) đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động, tạo vị thế của người lao động ở nước ngoài, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động, cũng như phòng tránh tình trạng lao động bị lạm dụng, cưỡng bức khi đi làm việc ở nước ngoài;

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý trong hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua thanh tra, kiểm tra, điều tra kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực này.

Lao động Việt Nam trước khi lên đường ra nước ngoài làm việc.

Nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước

Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã tăng lên đáng kể qua các năm, từ vài nghìn người những năm đầu 1990, đến vài chục nghìn những năm tiếp theo và những năm gần đây có trên 100.000 người, cụ thể: năm 2016 là 126.000 người; năm 2017 là 135.000 người; năm 2018 là 143.000 người; năm 2019 là 152.000 người.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử...), xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ (chăm sóc người già, người bệnh, giúp việc gia đình). Người sử dụng lao động tại các thị trường tiếp nhận đánh giá người lao động Việt Nam khéo tay, chăm chỉ, khả năng nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, sáng tạo, năng động, làm việc năng suất, chất lượng.

Kết quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói trên, không chỉ góp phần vào công tác giải quyết việc làm, giảm sức ép về tạo việc làm cho người lao động trong nước (chiếm tỷ lệ khoảng 7 – 9% số lượng lao động được giải quyết việc làm và tạo việc làm hàng năm của cả nước), mà còn qua đó góp phần nâng cao đời sống của người lao động và gia đình. Nhiều gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt thôn, xóm với nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương.

Ngoài ra người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nâng cao được trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu được kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiên từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại kỳ họp lần thứ 10, tháng 11/ 2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 69/2020/QH14 sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật số 69) nhằm: (i) Đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm sự đồng bộ của các luật mới ban hành trong thời gian gần đây; (ii) Giải quyết được những vướng mắc, bất cập trong thực hiện vừa qua và điều chỉnh những vấn đề mới từ thực tế trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4; (iii) việc hợp tác quốc tế về tổ chức và quản lý lao động di cư, phát triển việc làm ngoài nước và bảo vệ quyền của người lao động di cư tương thích với các điều ước, thỏa thuận quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia.

Điều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có quy định điều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài.
Giải pháp nào cho quy hoạch băng tần để phát triển 5G tại Việt Nam và các nước ASEAN?
Mới đây, Cục Tần số vô tuyến điện đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về hài hòa phổ tần cho 5G trong các nước ASEAN. Hiện Việt Nam và một số quốc gia khác đã tiến hành các thử nghiệm về việc dùng chung băng tần 3,5 GHz cho cả dịch vụ vệ tinh và di động, đồng thời chuẩn bị thêm băng tần khác cho 5G.

Nguồn bài viết : FOOTBALL VIDEOBÓNG

Top